Chuyển tới nội dung
Home » Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ

Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ

  • bởi
Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ

Có nhiều lý do để tôi chọn đến Mỹ. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Mỹ là một nơi thuận tôi để học tập chuyên môn và phát triển các kỹ năng cần thiết trong công việc. Về học tập, trường của tôi có đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ cho sinh viên.
Quan trọng nhất là thư viện của trường hoạt động 24/7 và đáp ứng hầu hết các nhu cầu nghiên cứu của sinh viên. Các giáo sư không chỉ giảng dạy các vấn đề lý luận và học thuật mà còn truyền đạt lại các kinh nghiệm thực tế trong quá trình hành nghề luật của họ.

Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ

Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ

Về các kỹ năng, các trường luật tại Mỹ đều cố gắng phát triển các chương trình giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình hành nghề tương lai trong môi trường quốc tế. Các trường đều cố gắng tổ chức các buổi hội thảo, các buổi chuyên đề liên quan đến các vấn đề pháp luật quốc tế. Diễn giả sẽ là những luật sư, học giả, chuyên gia trong ngành đến cập nhật và chia sẻ các vấn đề xảy ra trong thực tế. Đây là những cơ hội quý giá để sinh viên có cơ hội được trao đổi với các chuyên gia và tạo quan hệ cần thiết cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Giới thiệu cơ bản về chương trình học ở Mỹ?

Chương trình tại Mỹ có tên là International Legal Studies Program. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ luật (Master of Law – LL.M). Đề tốt nghiệp, sinh viên phải học đủ 24 tín chỉ. Sinh viên bắt buộc phải học ít nhất là 8 tín chỉ cho một mùa học. Do vậy, thời gian học tối đa là 3 mùa học, tương đương khoảng 1,5 năm.

Trong quá trình học tập, bạn đã được học những môn gì, có môn học ưa thích nào mà bạn tâm đắc nhất không?

Do đây là chương trình thạc sĩ, sinh viên được tự lựa chọn các môn học phù hợp với chuyên ngành của mình. Trường chỉ yêu cầu hai môn học bắt buộc đối với sinh viên nước ngoài. Môn thứ nhất là American Legal Institutions (Thể chế pháp luật Mỹ), nhằm giới thiệu các vấn đề cơ bản của hệ thống pháp luật Mỹ. Môn này có thể được xem như là sự đào sâu đối với môn Luật So sánh, phần pháp luật Mỹ tại Việt Nam. Môn thứ hai là Legal Research and Writing (Phương pháp nghiên cứu và trình bày). Đây là môn tôi rất yêu thích. Môn này giúp cho các sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu và trình bày các sản phẩm học thuật và công việc trong ngành luật như bài nghiên cứu, tiểu luận, báo cáo, tư vấn,…
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Luật hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Luật của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Bạn có thể kể ra một điều tích cực và một điều hạn chế về quá trình học tập tại trường?

Mặt tích cực là môi trường học tập thực sự mang tính quốc tế. Hàng năm, chương trình thạc sỹ nhận khoảng 80 – 100 sinh viên quốc tế đến từ 50 quốc gia khác gia. Có thể nói đây là một cơ hội tốt để các luật sư trẻ cọ xát và tìm hiểu hệ thống pháp luật của quốc gia khác. Về mặt hạn chế, tôi không thấy điểm nào đáng phải lưu ý hoặc cản trở việc học tập của sinh viên.

Cơ hội việc làm tại Mỹ

Nếu có ý định làm việc tại Mỹ, bạn có nghĩ mình có cơ hội tìm được việc làm không? Đâu là các cơ quan mà du học sinh có thể tìm đến để xin hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại quốc gia này?
Đối với ngành luật, đặc biệt là ngành luật thương mại, rất khó cho một sinh viên nước ngoài tìm được công việc như mong muốn. Được làm việc tại Mỹ vài năm để tích lũy kinh nghiệm làm việc là mơ ước của tôi trước khi đi du học. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới hiện tại, cùng với một số yếu khách quan, có được một công việc trong lĩnh vực pháp lý tại Mỹ là rất khó khăn cho sinh viên Việt Nam.
Thông thường các trường đại học đều có một bộ phận chuyên đảm trách phần đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp. Ở trường Washington College of Law, Văn phòng Tư vấn Hướng Nghiệp và Phát triển Nghề Nghiệp (Office of Career and Professional Development) đảm trách việc này.

Chi phí cuộc sống Du học sinh tại Mỹ

Chi phí cuộc sống ở thành phố đó có đắt đỏ không, so với các thành phố khác ở Mỹ như thế nào?
Washington D.C là thành phố khá đắt đỏ so với các vùng khác. Nếu để đi lại gần trường cho tiện, bạn phải tốn ít nhất 700 – 900 và phải share phòng với người khác. Một bữa ăn muốn no bụng tối thiểu phải 6 USD.
Hội Sinh Viên Việt Nam ở nơi bạn đang sống có hoạt động tích cực không? Làm thế nào để gia nhập vào hội?
Hội Sinh Viên VN hoạt động rất tích cực. Tuy nhiên, mình không tham gia vào hội vì phải ưu tiên cho những việc khác.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *