Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

1.Quản lý là gì?

QL là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại.
Thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một khái niệm thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm QL từ các góc độ khác nhau:
F.W.Taylo (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin.

Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
Trình bày các khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung”.[4, tr 16]
Tác giả Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: “ Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [28, tr 176]
Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý như sau:- Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
– Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp, công cụ quản lý
Cấu trúc hệ thống QL có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau:

Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý
Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý

Công tác QL là một trong năm tác nhân của sự phát triển kinh tế – xã hội: vốn, tài nguyên, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật và QL. Trong 5 tác nhân này, QL có vai trò mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại. Những người làm công tác QL phải là những người hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất và được trang bị kiến thức khoa học QL, xác lập được mục tiêu rõ ràng và có bản lĩnh, quyết tâm điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức của mình đi tới đích bằng hệ thống các biện pháp QL.
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm đồ án thuê  điện tử. , kỹ thuật, công nghệ thông tin, quản lý giáo dục,…
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Quản lý giáo dục là gì?

Khái niệm QL giáo dục có nhiều cách giải thích khác nhau:
– Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [22, tr 93]
– Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [3, tr 31].
– Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”.[11, tr 61]
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.
Tham khảo thêm: 
+ Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông
+ Phân tích các chứng năng xã hội của giáo dục

Rate this post