Các mô hình lí thuyết quản lý giáo dục nói trên cho chúng ta những cái nhìn khác nhau về các thiết chế giáo dục. Chúng như mở cho chúng ta cánh cửa để có thể quan sát thực tế trong quản lý giáo dục nói chung và quản lí nhà trường nói riêng. Tuy mỗi mô hình có các cách tiếp cận riêng nhưng đều phản ánh bản chất của quản lí
trong giáo dục.
Cho dù còn nhiều hạn chế nhưng thực tế mô hình chính thức đang tồn tại trong nhiều thiết chế giáo dục. Giá trị của mô hình này là ở chỗ mô tả khách quan cách thức tổ chức và quản lí trong giáo dục. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần làm gì để phát huy các mặt mạnh đồng thời khắc phục các điểm yếu của mô hình.
1. Các ưu nhược điểm của mô hình quản lý giáo dục
1.1 Mô hình tập thể
Mô hình tập thể cho chúng ta những đóng góp có giá trị trong quản lý giáo dục. Đó là việc đánh giá cao sự tham gia của các thành viên trong thiết chế giáo dục, là việc cho các thành viên có cơ hội đóng góp hiểu biết và kinh nghiêm của mình vào quá trình ra quyết định, giúp họ tự chủ hơn, tự tin hơn trong tổ chức. Bên cạnh những điểm mạnh đó, những quan điểm trong mô hình này lại tạo dựng nên môt bức tranh chưa hoàn chỉnh trong quản lý giáo dục. Đó là việc đánh giá thấp vai trò, quyền hạn của người đứng đầu tổ chức cũng như quá đề cao sự đồng thuận trong tổ
chức, điều này khó đạt được trong thực tế.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
1.2 Mô hình chính trị
Mô hình chính trị cung cấp cho chúng ta sự mô tả phong phú, sự phân tích đầy thuyết phục về các sự kiện cũng như cách xử sự trong thiết chế giáo dục. Mô hình chính trị đã chỉ rõ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các nhóm được xem như một ảnh hưởng đầy hiệu nghiệm trong hoạt động chính trị. Việc nhấn mạnh vào sự xung đột giữa các nhóm có thể giúp chúng ta hoá giải sự bất đồng giữa các nhóm trong thực tế quản lí.
1.3 Mô hình chủ quan
Mô hình chủ quan giới thiệu cho chúng ta những góc cạnh quan trọng trong thực tế quản lí. Đó là việc đề cao tính cá nhân, các giá trị cũng như động cơ khác nhau của con người trong tổ chức. Nhưng thực tế cũng chỉ ra rằng, nếu quá coi trọng cá nhân cũng như các sự kiện thì có thể đưa đến chỗ mù quáng, phiến diện.
1.4 Mô hình mập mờ
Mô hình mập mờ nhấn mạnh vào tính không thể biết trước được của tổ chức và cho rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết thông qua quá trình bàn bạc hợp lí. Trong thực tế thì các thiết chế giáo dục thường hoạt động xen lẫn nhau giữa quá trình bàn bạc hợp lí và đôi khi hỗn độn không kiểm soát được. Mô hình này phản ánh thực tế của tổ chức hơn là đưa ra một mô hình lí tưởng để xây dựng tổ chức.
1.5 Mô hình văn hóa
Mô hình văn hoá cho chúng ta một cái nhìn mới về tổ chức và hoạt động quản lí tổ chức. Rõ ràng những biểu trưng văn hoá sẽ làm giảm đi tính cứng nhắc của cấu trúc trong các mô hình. Tuy nhiên, nếu chỉ áp đặt văn hoá từ bên ngoài vào mà không chú ý đến văn hoá nội sinh trong tổ chức thì sẽ thất bại.
2. Đánh giá về các mô hình lý thuyết quản lý giáo dục
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các mô hình lí thuyết nêu trên đều tập trung vào 4 bình diện chính của quản lí trong tổ chức là các mục tiêu của tổ chức, cấu trúc tổ chức, môi trường bên ngoài và sự lãnh đạo. Việc nhìn nhận và đánh giá 4 bình diện chính của quản lí trong tổ chức ở mỗi mô hình đều hoàn toàn khác nhau.
Từ những vấn đề trên chúng ta thấy rõ rằng :
i) Chưa có một mô hình lí thuyết nào giải quyết một cách tối ưu, hợp lí các vấn đề tồn tại trong tổ chức để phù hợp với bối cảnh đầy biến động như xã hội hiện nay.
ii) Chưa tìm ra mối tương quan hợp lí giữa tổ chức và quản lí sao cho thiết chế giáo dục đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
iii) Quản lí giáo dục là một lĩnh vực khác rõ rệt so với quản lí tổ chức trong các lĩnh vực khác và chính những khác biệt đó qui định việc xây dựng các lí thuyết trong quản lý giáo dục. Hiện nay khái niệm về quản lý giáo dục vẫn chưa được hiểu thống nhất nên rất khó đưa đến sự đồng tình với một lí thuyết nào đó trong quản lý giáo dục.
Tham khảo thêm:
+ Phân tích các nguyên tắc quản lý giáo dục
+ Trình bày các chức năng của quản lý giáo dục