Bài viết sau đây giới thiệu tới bạn đọc các quy định của Luật kinh tế về thành lập và tổ chức doanh nghiệp.
1/ Điều kiện để thành lập doanh nghiệp
1.1 Vốn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thực hiện các hành vi kinh doanh đều phải có vốn.
Các hình thức của vốn là:
– Tiền (tiền Việt Nam hay ngoại tệ)
– Tài sản là hiện vật (có giấy xác nhận sở hữu và xác định giá trị – bằng tiền của tài sản đó)
– Quyền sở hữu công nghiệp (bản quyền) đó là quyền về bằng phát minh sáng chế, các giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên (nhãn hiệu) sản phẩm.
Một số loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải có một lượng vốn nhất định. Tức là nhà nước quy định sô vốn tôi thiêu phải có khi thành lập doanh nghiệp mà ta gọi là vốn pháp định.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Luật hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Luật của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
1.2 Ngành nghề kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh xác định
– Ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cắm
1.3 Nguời đứng ra thành lập doanh nghiệp phải có tư cách pháp lý.
Tức là người có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị pháp luật loại trừ (Điều 9 Luật doanh nghiệp).
1.4 Thông tin về doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có tên gọi, trụ sở giao dịch ồn định, có con dấu riêng đúng quy định. về tên của doanh nghiệp, tên không được trùng với tên của doanh nghiệp khác, không trái với thuần phong mỹ tục.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Đăng ký kinh doanh
Làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, gồm:
– Đơn xin đăng ký kinh doanh: có mẫu thống nhất do bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
– Bản điều lệ của doanh nghiệp
– Danh sách các thành viên
– Giấy xác nhận vốn
– Chứng chỉ hành nghề cá nhân (nếu cần)
Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xin cấp giấy phép /giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(cơ quan có thâm quyền do chính phủ quy định). Các cơ quan có thâm quyền sẽ xem xét và cấp giấy không qua 15 ngày kê từ ngày nhận đơn và hồ sơ.
Bước 2: Thông báo sự kiện thành lập doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp đã được quyết định thành lập thì doanh nghiệp phải thông báo sự ra đời của doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kê từ khi nhận giây chứng nhận.
Việc thông báo này phải được chuyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đêu biệt, thông thường nó được đăng tải trên báo chí của trung ương hoặc của địa phương (thông báo trên ít nhất là 3 số báo hàng ngày liên tiêp.
3. Quy định về tổ chức lại doanh nghiệp
Doanh nghiệp được thành lập nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể có những biến động bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức lại cơ cấu thành phần của mình trong trường hợp đó doanh nghiệp được phép tổ chức lại theo các hình thức sau:
– Chia doanh nghiệp: Doanh nghiệp được chia thành một số doanh nghiệp cùng loại hình (áp dụng đối với loại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).
– Tách doanh nghiệp là một doanh nghiệp chuyền một phần tài sản để thành lập một số doanh nghiệp cùng loại hình (công ty mẹ vẫn còn tôn tại).
– Hợp nhất doanh nghiệp: là hai hay một số doanh nghiệp cùng loại hình hợp nhất lại thành một doanh nghiệp lớn.
– Sát nhập doanh nghiệp: là một hay một số doanh nghiệp cùng loại hình sát nhập lại với nhau vào một doanh nghiệp khác.
– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp ở loại hình này có thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác nêu nó đủ điêu kiện đê chuyển đổi: VD từ công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc ngược lại…
Tham khảo thêm:
+ Luật kinh tế quy định về giải thể và phá sản doanh nghiệp
+ Thủ tục thành lập, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp nhà nước