Chủ thể của luật kinh doanh là những cá nhân và tổ chức có đủ điều kiện luật định để tham gia vào quan hệ kinh doanh, bao gồm:
1. Cá nhân:
Là những con người cụ thể. Cá nhân muốn trở thành chủ thể của luật kinh doanh phải hội đủ các điều kiện sau:
• Có năng lực hành vi dân sự
• Không thuộc trường hợp bị hạn chế kinh doanh hay cấm kinh doanh
• Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
2. Tổ chức:
Là tập hợp bao gồm các cá nhân hoặc cá nhân và tổ chức hay các tổ chức liên kết hình thành tổ chức mới nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào tính chất của tổ chức, luật pháp phân chia tổ chức thành hai loại: tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân.
2.1. Pháp nhân:
Là tổ chức có đầy đủ các điều kiện luật định tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật.
Để được công nhận là một pháp nhân, theo điều 84 Bộ luật dân sự, tổ chức phải có đủ các điều kiện sau:
• Được thành lập hợp pháp
• Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
• Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
• Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập
Trong lĩnh vực kinh doanh, pháp nhân tham gia vào các quan hệ kinh doanh được gọi là pháp nhân kinh tế. Khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh, hành vi của pháp nhân kinh tế được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của pháp nhân.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Luật hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Luật của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
2.2. Tổ chức không là pháp nhân:
Là những tổ chức không đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 84
Bộ luật dân sự. Trong lĩnh vực kinh doanh, tổ chức không có tư cách pháp nhân được phép tham gia vào các quan hệ kinh doanh theo quy định pháp luật, thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua người đại diện hợp pháp của tổ chức.
3. Hộ gia đình kinh doanh:
Hộ gia đình kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới hình thức pháp lý là Hộ kinh doanh cá thể, bao gồm các thành viên trong gia đình góp tài sản, công sức để hoạt động kinh tế chung trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh do pháp luật quy định.
Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, Hộ gia đình kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cả Hộ, bao gồm cả tài sản riêng của các thành viên trong hộ gia đình kinh doanh nếu tài sản của Hộ gia đình không giải quyết hết các khoản nợ đối với các chủ nợ.
Tham khảo thêm:
+ Chủ thể trong luật kinh tế
+ Khái niệm chủ thể kinh doanh