Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

1. Khái niệm Luật kinh tế

Luật kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
Khái niệm và các đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ viết luận văn thuê ở TpHCM.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:

2.1 Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh
Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (Các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình
Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng)

2.2 Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau
Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
Đặc điểm:
Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.
Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

2.3 Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá- tiền tệ

Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp
Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau..
Cơ sỏ pháp lý : Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

3. Phương pháp điều chỉnh

Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh hoạt tuỳ theo từng quan hệ kinh tế cụ thể.
Tuy nhiên Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế được bổ xung nhiều điểm mới:
Phương pháp mệnh lệnh trong điều chỉnh pháp lý các hoạt động kinh doanh hầu như không còn được áp dụng rộng rãi. Các quan hệ tài sản với mục đích kinh doanh được trả lại cho chúng nguyên tắc tự do ý chí tự do khế ước.

3.1 Phương pháp mệnh lệnh

Được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau. Để phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mình có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý). Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện quyết định đó

3.2 Phương pháp thoả thuận

Được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau.
Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Luật kinh tế quy định cho các bên tham quan hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này có nghĩa là pháp luật qui định quan hệ kinh tế chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nhà nước
Tham khảo thêm:
Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm những bước nào?
Hướng dẫn xếp tài liệu tham khảo và các trích dẫn tài liệu tham khảo

Rate this post