Trong một thị trường cạnh tranh sôi nổi và gay gắt như hiện nay, nếu bằng lòng với định vị “sản phẩm tốt – giá bán phù hợp”, doanh nghiệp khó thể tăng trưởng nếu không muốn nói là sẽ tụt hậu. Trong chặng đường đó, một chiến lược marketing đúng đắn, tập trung, và bài bản chính là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp bật lên khỏi đối thủ. Dưới đây là 2 chiến lược marketing điển hình tại Việt Nam.
Chiến lược marketing điển hình 1: Lấy dịch vụ làm trọng tâm
Giữa thời buổi cạnh tranh như hiện nay, không có sản phẩm gì là không sản xuất được. Chỉ có điều là thị phần đó có đủ lớn và đủ khả năng để bạn nhảy vào hay không. Và nếu không phải là người dẫn đầu trong thị trường ấy về chất lượng, ở vị thế của người ra đời sau, bạn cần dẫn đầu về một khía cạnh khác. The Coffee House là một ví dụ tiêu biểu cho chiến lược marketing điển hình của người đến sau.
Giữa thị trường quán cafe – đồ uống đã trở nên bão hòa, The Coffee Bean cần phải có cách tiếp cận mới để có thể tồn tại và trở thành một tên tuổi có số má trong lòng người tiêu dùng mục tiêu. Thấu hiểu điều này, The Coffee House không chỉ bán cà phê hay đồ uống thuần túy như nhiều quán khác. Họ đánh vào thị trường ngách, tức là vào dịch vụ. Ở thời kì công nghiệp hóa, người ta đến quán cà phê, không phải để uống cà phê. Họ muốn bỏ một số tiền vừa phải để mua không gian sang trọng và chỗ ngồi làm việc lý tưởng. Điều này Starbucks đã làm khá tốt ở thị trường quốc tế với mô hình “nơi thứ ba lý tưởng”.
Vậy mà, tại sao nhiều chủ doanh nghiệp đánh vào thị trường ngách này, nhưng lại chưa thành công như The Coffee House đã làm. Cơ bản, vì The Coffee House đã kịp xây dựng cho mình một chiến lược marketing lấy dịch vụ làm nền tảng. Họ phục vụ khách hàng “tới bến”. Để rồi, khi vô tình hẹn nhau một chỗ làm việc, người ta nhớ đến The Coffee House đầu tiên. Bạn biết sao không, vì ở đó nhân viên coi họ như người thân, ngồi cả ngày cũng không bị tỏ thái độ, được tiếp nước liên tục, wifi mạnh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Với các ngành dịch vụ như cafe, nhà hàng, dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho các chiến lược marketing. Chính chất lượng dịch vụ hoàn hảo có thể tạo thiện cảm và niềm tin nơi khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
The Coffee House mặc dù là thương hiệu sinh sau đẻ muộn, tưởng chừng như có thể bị nuốt chửng bởi các thương hiệu, chuỗi cà phê ngoại nhập lớn trong thị trường F&B nội địa. Nhưng nhờ có chiến lược lấy dịch vụ làm trung tâm, am hiểu thị trường địa phương, và tập trung phụ vụ khách hàng, The Coffee House đang là một trong những thương hiệu cafe chuỗi có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường hiện nay. Sau Passio và Urban Station Coffee, đây là một ví dụ thành công của doanh nghiệp Việt trong thị trường chuỗi cà phê đầy cạnh tranh trước sự xâm lấn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ nhận làm báo cáo thuê chuyên nghiệp về báo cáo marketing, báo cáo thực tập ngành marketing rẻ nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài báo cáo, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: [email protected].
Chiến lược marketing điển hình 2: Đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng thiện cảm
Về khoản này thì phải lấy chiến lược Marketing điển hình của Coca Cola làm ví dụ. Dù người ta biết Coca Cola bán nước ngọt. Người ta cũng biết loại nước này sẽ gây mập, gây bệnh tiểu đường, nói chung là không tốt cho sức khỏe. Nhưng tại sao doanh số của hãng nước ngọt này vẫn tăng đều đều?
Bạn biết Coca – Cola đánh lạc hướng người dùng bằng cách thông minh nào không? Họ bỏ tiền ra để làm các chiến dịch mang tầm vóc thế giới. Và chiến dịch ấy không chỉ làm cho khách hàng mục tiêu của họ, mà làm cho 7 tỷ người trên thế giới này. Đó là vấn đề cả thế giới đều quan tâm như ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, tái chế phế liệu, hạn chế độc hại để giảm sức nóng của Trái Đất.
Thế rồi, người ta cũng xem Coca – Cola như một thực thể sống. Họ nghĩ rằng, một thương hiệu chuyên vì cộng đồng như vậy, làm sao có thể làm việc xấu được. Và khách hàng không tin cả chính mình mà tin vào Coca – Cola. Có lẽ, đây là chiến lược marketing khôn ngoan, sáng tạo bạn cần phải học hỏi thêm từ họ.
Chiến lược marketing của Coca – Cola là đánh vào cảm xúc, sự quen thuộc của người tiêu dùng. Thông qua các chiến dịch quảng cáo đa dạng, Coca – Cola đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách sống với hành vi ứng xử hằng ngày. Vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một quảng cáo của Coca – Cola cho từng cá nhân trong những dịp đặc biệt hoặc khi Coca – Cola muốn truyền tải thông điệp tốt đẹp đến toàn xã hội.
Coca – Cola sử dụng trách nhiệm xã hội (CSR) như một công cụ quảng cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Ví dụ như chiến dịch “Support my school” của Coca – Cola hợp tác cùng NDTV – một kênh truyền hình lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ như Shahrukh khan, Hrithik Roshan, diễn viên miền Nam Ấn Độ Vijay, Trisha, Ghambir, Aamir khan,…
Xem thêm:
- 3 chiến dịch Marketing thất bại kinh điển
- 6 chữ P trong marketing địa phương