Chuyển tới nội dung
Home » Phân tích nguồn gốc và bản chất của Pháp luật

Phân tích nguồn gốc và bản chất của Pháp luật

  • bởi
Phân tích nguồn gốc và bản chất của Pháp luật

1. Nguồn gốc của pháp luật

Theo học thuyết Mác-Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị xã hội, là hai người bạn đồng hành có số phận lịch sử như nhau cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển và cùng tiêu vong khi nhân loại đã tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật: một là sự phát triển của nền kinh tế trong xã hội nguyên thủy từ chỗ vô cùng thấp kém, lạc hậu và chế độ sở hữu chung đến chỗ dần dần có của cải dư thừa và xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất và của cải làm ra; hai là, sự phân hóa xã hội thành những tầng lớp, giai cấp có lợi ích đối kháng nhau và mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp phát triển đến mức không thể điều hòa được.

Phân tích nguồn gốc và bản chất của Pháp luật

Phân tích nguồn gốc và bản chất của Pháp luật

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm thuê luận án tiến sĩ.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Bản chất của pháp luật

Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
Bên cạnh tính giai cấp, không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật vì trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa dạng được thể hiện qua những hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nước ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan được số đông chấp nhận phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội, cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật. Giá trị xã hội của pháp luật còn được thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội.
Ngoài ra pháp luật còn có tính dân tộc, tính mở.

3. Những đặc điểm chung của Pháp luật

Thuộc tính của pháp luật là những tính chất, dấu hiệu riêng biệt đặc trưng của pháp luật.
Pháp luật có các thuộc tính sau:

* Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung):

Pháp luật có đối tượng điều chỉnh rộng hơn các quy phạm xã hội khác, pháp luật lại là khuôn mẫu xử sự cho các hành vi nên nó có tính bắt buộc với tất cả mọi người. Điều này tạo nên hiệu lực lớn của pháp luật trong quản lý xã hội. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian, tính phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật”, pháp luật làm cho ý chí này có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia.

* Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Là sự thể hiện nội dung pháp luật trong những hình thức nhất định, nội dung của pháp luật phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ điều này nhằm bảo đảm nguyên tắc “bất cứ ai được đặt vào những điều kiện ấy cũng không thể làm khác được”.
Nội dung của pháp luật phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong các khoản của mọi điều luật, trong các điều luật, trong một văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Nếu các quy phạm pháp luật quy định không đủ, không rõ, không chính xác thì sẽ tạo ra những kẽ hở cho sự chuyên quyền, lạm dụng, những hành vi vi phạm pháp luật như tham ô, lãng phí, phá hoại… Như vậy nội dung của pháp luật phải được biểu hiện bằng ngôn ngữ pháp luật rõ ràng, chính xác dưới hình thức nhất định của pháp luật.

* Tính được đảm bảo bằng nhà nước

Khác với các quan hệ xã hội khác pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận vì vậy được nhà nước bảo đảm thực hiện, điều đó có nghĩa là nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Pháp luật đã trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
Tùy theo các mức độ mà nhà nước áp dụng các biện pháp khác nhau như tổ chức, khuyến khích kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện đúng.
Tham khảo thêm những bài viết khác:
Khái niệm và những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật
Khái niệm, bản chất của quan hệ pháp luật

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *