Chuyển tới nội dung
Home » Những khái niệm chung về Luật hành chính

Những khái niệm chung về Luật hành chính

  • bởi
Những khái niệm chung về Luật hành chính

Hoạt động chấp hành và điều hành hay là hoạt động quản lý nhà nước là một loại hoạt động cơ bản, chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong bộ máy nhà nước thì các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành, tiến hành những hoạt động quản lý trên các lĩnh vực. Do vậy trong chương 5 chúng tôi đưa ra những quy định về Luật hành chính Việt Nam như khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính như là những căn cứ nhằm phân biệt với các ngành luật khác

1. Khái niệm cơ bản của Luật hành chính

Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Khái niệm “hoạt động chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính – nhà nước” hoặc “hoạt động quản lý nhà nước”. Do đó, từ nhận xét chung nhất chúng ta có thể kết luận rằng luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Những khái niệm chung về Luật hành chính

Những khái niệm chung về Luật hành chính

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ lam do an thue.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.
Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có quyền ra lệnh, ép buộc ai.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước
Khái niệm, các loại cán bộ công chức Nhà nước

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *