Chuyển tới nội dung
Home » Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế – Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế – Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

  • bởi
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế – Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

1. khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế  là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối.

Khái niệm hội nhập quốc tế

Khái niệm hội nhập quốc tế

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ chỉnh sửa luận văn
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị trường); từ đó gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế. Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Từ lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Xu thế này chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng.

3. Các loại hình liên kết và hội  nhập kinh tế quốc tế

– Theo chủ thể tham gia: liên kết nhỏ (liên kết vi mô) và liên kết vĩ mô (liên kết vĩ mô);
– Theo các cấp độ liên kết (mức độ hợp tác giữa các thành viên):

  • Khu vực mậu dịch tự do;
  • Liên minh thuế quan (liên minh hải quan);
  • Thị trường chung;
  • Liên minh tiền tệ;
  • Liên minh kinh tế.

4. Kết luận về hội nhập kinh tế quốc tế

Một nhận định khá rõ ràng đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu toàn cầu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bất kỳ một quốc gia, một địa phương nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống của mỗi người dân đều phải nỗ lực hết mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, việc đạt được mong muốn đó hay không và đạt đến mức độ nào lại là một thách thức không hề dễ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này, thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã không ngừng nghiên cứu tìm hiểu bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề ra các chương trình, giải pháp hữu ích góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập một cách hiệu quả nhất. Con đường hội nhập vẫn còn khá dài và chông gai, nhưng với nỗ lực phát huy tính năng động, lợi thế cạnh tranh và nội lực cộng đồng, tin rằng toàn dân thành phố Đà Nẵng sẽ sớm nắm rõ và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tận dụng cao nhất các lợi ích và hạn chế tối đa các bất cập của quá trình hội nhập này.
Các bài viết có thể xem thêm:
+ khái niệm giám sát
+ iasb là gì
+ chỉ số msci là gì
Tham khảo  dịch vụ của luanvan1080:
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài Assignment, Essay, Dissertation. Bạn cần đến dịch vụ nhận làm bài Assignment để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?
Khi gặp khó khăn về vấn đề làm bài Assignment, Essay, Dissertation, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *